Gọi ngay: 0336606033 để được giao hàng tận nơi - Miễn phí giao hàng nội thành Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn hàng từ 500.000 đồng

Mỡ Heo Là Gì? Ăn Mỡ Lợn Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?

Nhiều người nghĩ rằng mỡ heo không tốt vì có thể gây ra các vấn đề về tim mạch, nhưng nếu sử dụng đúng liều lượng, mỡ heo cũng có thể được xem là một loại 'thần dược' chữa lành, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Vĩnh Tân Foods khám phá ngay những giá trị dinh dưỡng của sản phẩm này nhé! 

Mỡ heo là gì? 

Thịt mỡ heo là phần chất béo được lấy từ heo, nằm dưới da hoặc bao quanh nội tạng như gan, thận. Nó có màu trắng hoặc vàng nhạt và là nguồn cung cấp năng lượng cao nhờ hàm lượng lipid lớn. Mỡ heo có thể được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau trong nấu ăn và chế biến thực phẩm, cụ thể: 

  • Mỡ heo tươi: Là phần mỡ chưa qua chế biến, có thể dùng để xào nấu hoặc rán. 
  • Mỡ nước (top mỡ): Được chế biến bằng cách rán (nấu chảy) mỡ tươi để tạo ra mỡ nước dùng trong nấu ăn. Phần còn lại sau khi rán, thường gọi là tóp mỡ, có thể dùng làm món ăn hoặc gia vị. 
  • Mỡ thịt: Là loại mỡ có trong các miếng thịt như ba chỉ hoặc thịt vai, giúp tăng độ béo mềm cho món ăn. 
  • Mỡ heo tảng (Mỡ lá heo hoặc mỡ lá lợn): Mỡ tảng loại mỡ lợn nguyên chất, có dạng khối lớn, chưa qua chế biến, được cắt ra từ các phần mỡ của heo, thường là mỡ lưng, mỡ gáy hoặc mỡ vai. 

Thịt mỡ heo là phần chất béo được lấy từ heo, nằm dưới da hoặc bao quanh nội tạng như gan, thận. 

Giá trị dinh dưỡng về thành phần của mỡ heo 

Mỡ heo không chỉ là nguyên liệu tạo nên hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn mà còn mang lại một số giá trị dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, như với tất cả các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, việc tiêu thụ mỡ heo cần được kiểm soát để duy trì sự cân bằng dinh dưỡng. 

  • Năng lượng: 900,0 kcal 
  • Chất béo: 100g 
    • Chất béo bão hòa: 39 g - tương đương 40% 
    • Chất béo không bão hòa đơn: 45 g - tương đương 50% 
    • Chất béo không bão hòa đa: 11 g - tương đương 10% 
  • Vitamin D (D2 + D3): 102 IU 
  • Vitamin E: 0,6 mg 
  • Cholesterol: 95 mg 
  • Kẽm: 0,1 mg 
  • Selen: 0,2 mg 

Tuy mỡ heo mang lại một số lợi ích dinh dưỡng, nhưng để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, bạn nên sử dụng mỡ heo với một lượng hợp lý trong chế độ ăn uống của mình. 

Nguồn: United States Department of Agriculture - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) 

Đặc điểm của các loại mỡ heo  

Có nhiều loại mỡ heo, dưới đây là một số loại phổ biến 

  • Mỡ vai heo: Nằm ở phần vai trước của heo, có độ béo vừa phải và lẫn chút nạc; thường dùng để làm giò, chả hoặc các món cần độ mềm mại, ngậy nhẹ. 
  • Mỡ gáy heo: Nằm ở phần gáy sát cổ heo, mềm và xen kẽ lớp nạc; thường dùng trong món nướng hoặc quay để tăng độ thơm ngon. 
  • Mỡ lưng (Mỡ thăn heo): Mỡ thăn lợn nằm dọc sống lưng heo, trắng, ít lẫn nạc và có độ béo cao; thích hợp để làm mỡ nước hoặc bánh cần độ xốp và béo. 
  • Mỡ đùi: Bao quanh đùi và nội tạng heo, kết cấu mịn, dễ chảy khi đun; dùng làm nhân bánh trung thu hoặc món ăn cần mỡ béo mềm. 
  • Mỡ sa heo: Thường có trong ba rọi hoặc sườn non, có lớp nạc xen kẽ; dùng trong món kho, xào, hoặc nướng nhờ hương vị đậm đà và kết cấu giòn béo. 
  • Mỡ bụng heo: Là phần mỡ được lấy từ bụng của con heo, thường có dạng mềm, dày và nhiều mỡ.
>>> Mua ngay: Mỡ heo tươi sạch, an toàn cho sức khỏe

Đặc điểm của các loại mỡ heo

Lợi ích từ mỡ heo 

Theo báo Công thương (congthuong.vn), mỡ lợn giàu khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, không gây bệnh tim mạch và làm món ăn có vị thơm, ngon. Cùng Vĩnh Tân Foods “điểm danh” một số lợi ích không ngờ từ mỡ heo: 

  • Giàu khoáng chất và vitamin: Mỡ lợn chứa nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin A, giúp hỗ trợ sức khỏe thị giác, hệ miễn dịch và làn da khỏe mạnh. Mỡ lợn cũng chứa vitamin D và E, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và phòng ngừa một số bệnh lý. 
  • Không gây bệnh tim mạch: Mặc dù mỡ lợn chứa chất béo bão hòa, nhưng khi được tiêu thụ với một lượng hợp lý, mỡ lợn không gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng mỡ lợn thay vì các loại dầu thực vật chế biến sẵn, có thể giúp cân bằng mức cholesterol trong cơ thể. 
  • Cấu tạo màng tế bào thần kinh: Mỡ lợn có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo màng tế bào thần kinh, điều này không có ở dầu thực vật. Điều này giúp duy trì chức năng thần kinh và hệ thống thần kinh trung ương khỏe mạnh. 
  • Điều hòa ngũ tạng: Mỡ lợn có tác dụng trong việc điều hòa ngũ tạng, giúp hỗ trợ các chức năng của phổi, lá lách, tim, gan và thận, từ đó giúp duy trì sức khỏe toàn diện. 
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch: Mỡ lợn giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, nhờ các axit béo có lợi và vitamin có trong thành phần. 
  • Chứa Vitamin E: Mỡ lợn cung cấp vitamin E, giúp dưỡng ẩm, làm đẹp da và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ. 
  • Bảo vệ sức khỏe mắt: Sử dụng mỡ lợn giúp bảo vệ sức khỏe mắt, đặc biệt là ngăn ngừa các bệnh về mắt như cận thị, nhờ vào lượng vitamin A và D có trong mỡ. 

Cách chế biến mỡ heo 

Thịt mỡ lợn được tạo ra bằng cách chiết hấp, đun sôi hoặc sấy khô phần thịt mỡ trong thịt heo. Thịt heo chứa các hàm lượng chất béo khác nhau tùy vào phần mỡ được lấy ở bộ phận nào.Tỷ lệ chất béo trong thịt heo thường dao động từ 4%-28%.  

Sau khi sơ chế, mỡ heo lỏng (mỡ nước) sẽ được lọc ra, phần còn lại gọi là tóp mỡ. Mỡ lỏng sẽ đông lại thành dạng rắn khi để ở nhiệt độ bình thường và có thể bảo quản để sử dụng lâu dài. Để giữ mỡ heo lâu, cần bảo quản ở nơi thoáng mát, đậy kín để tránh bụi bẩn và côn trùng. 

Mỡ heo có thể chế biến thành tóp mỡ để được bảo quản lâu hơn

Cách bảo quản mỡ heo   

Để bảo quản mỡ heo sạch và lâu dài mà không mất chất dinh dưỡng hay mùi vị, bạn có thể sử dụng những cách sau: 

Đối với mỡ lợn tươi 

Để giữ cho miếng mỡ lợn luôn được tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bạn nên áp dụng cách bảo quản dưới đây: 

  • Bước 1: Mỡ lợn tươi sau khi mua về, cần xử lý qua bằng cách rửa sạch với nước. 
  • Bước 2: Bỏ mỡ lợn vào hộp đựng thực phẩm chuyên dụng hoặc túi zip bịt kín để ngăn không khí, hơi ẩm tiếp xúc trực tiếp. 
  • Bước 3: Cho túi đựng mỡ lợn tươi vào ngăn mát tủ lạnh, chỉnh nhiệt độ ở mức 0 – 4oC. Mức nhiệt này sẽ giúp ngăn mỡ bị oxi hoá, tiếp tục tận hưởng hương vị, chất lượng trong một khoảng thời gian dài. 

Đối với mỡ lợn đã qua chế biến 

Nếu muốn bảo quản mỡ lợn được lâu nhất có thể, bạn nên chế biến mỡ lợn theo hướng dẫn sau: 

  • Bước 1: Mỡ lợn rửa sạch, dùng dao cắt thành những miếng nhỏ. 
  • Bước 2: Cho mỡ lợn đã thái vào nồi luộc sơ qua với gừng rồi vớt ra để ráo nước. 
  • Bước 3: Khi mỡ đã không còn đọng nước, bạn đổ vào chảo, đặt lên bếp và tiến hành áp chảo mỡ lợn. 
  • Bước 4: Lấy đũa đảo liên tục để mỡ không bị cháy, tới khi chuyển màu, hơi nước dần bay hết, chỉ còn mỡ đọng lại thì tắt bếp. 

Cách bảo quản mỡ lợn

So sánh mỡ lợn với bơ, dầu ô liu 

Để biết được sự khác nhau giữa mỡ lợn với bơ, dầu ô liu, dưới đây là bảng tổng hợp so sánh dinh dưỡng giữa mỡ lợn, bơ và dầu ô liu, với các thành phần chất béo bão hòa và không bão hòa (theo mỗi muỗng canh tương đương 15g): 

Yếu tố 

Mỡ lợn 

Bơ 

Dầu ô liu 

Nguồn gốc 

Mỡ động vật (lợn) 

Sản phẩm từ sữa (bò, dê, cừu) 

Dầu thực vật (quả ô liu) 

Chất béo 

Chứa chủ yếu chất béo bão hòa  

Chứa 33.33% chất béo bão hòa, 38.67% béo không bão hòa đơn, 9.33% béo không bão hòa đa 

Chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn 

Chứa 51.43% chất béo bão hòa, 21.43% béo không bão hòa đơn, 2.86% béo không bão hòa đa 

Chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn 

Chứa 12.67% chất béo bão hòa, 66.00% béo không bão hòa đơn, 9.33% béo không bão hòa đa 

Mùi vị 

Mùi đậm, đặc trưng của động vật 

Vị béo, nhẹ, có mùi thơm đặc trưng 

Vị nhẹ, hơi hăng và thảo mộc 

Hàm lượng Vitamin 

Cung cấp vitamin A, D, E, K 

Vitamin A, D, E, K và lecithin 

Vitamin E, K, chứa polyphenol chống oxy hóa 

Ứng dụng 

Chiên, xào, nấu các món gia vị 

Nướng bánh, làm kem, chiên, chế biến món ăn ngọt 

Nấu các món salad, nấu món ăn nhẹ, gia vị 

Lợi ích sức khỏe 

Cung cấp năng lượng, dưỡng ẩm da 

Tốt cho tim mạch, cung cấp omega-3 

Tốt cho tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, chống viêm 

Chất béo xấu 

Chứa chất béo bão hòa cao 

Tùy loại, nhưng phần lớn là béo không bão hòa 

Tăng cường sức khỏe tim mạch với chất béo không bão hòa 

Nhiệt độ nấu ăn 

Nhiệt độ cao, phù hợp chiên xào 

Nhiệt độ nấu thấp hoặc vừa, phù hợp nấu nhẹ 

Nên nấu ở nhiệt độ thấp, giữ nguyên hương vị 

Các tác hại khi dùng mỡ heo quá nhiều 

Việc tiêu thụ quá nhiều mỡ heo có thể gây một số tác hại cho sức khỏe như: 

  • Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Chất béo bão hòa trong mỡ heo có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL), từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 
  • Tăng cân và béo phì: Mỡ heo chứa nhiều calo, có thể dẫn đến tăng cân nếu sử dụng quá nhiều mà không kết hợp với vận động. 
  • Rối loạn chuyển hóa: Sử dụng mỡ heo quá mức có thể gây rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2. 
  • Bệnh gan nhiễm mỡ: Tiêu thụ mỡ heo quá nhiều có thể làm tích tụ mỡ trong gan, ảnh hưởng đến chức năng gan. 
  • Vấn đề tiêu hóa: Mỡ động vật có thể gây khó tiêu, đầy bụng hoặc táo bón khi tiêu thụ quá mức. 

Vì vậy, việc tiêu thụ mỡ heo cần được điềp lý trong chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Sử dụng mỡ heo với một lượng vừa phải và kết hợp với các thực phẩm lành mạnh khác sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích mà không gây hại cho cơ thể. 

Một số lưu ý khi sử dụng mỡ lợn 

Khi sử dụng mỡ lợn trong chế biến món ăn, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo sức khỏe: 

  • Giữ nhiệt độ nấu dưới 150°C: Việc nấu mỡ lợn ở nhiệt độ quá cao có thể tạo ra các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Không dùng lại mỡ đã qua sử dụng: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không tái sử dụng dầu mỡ để giảm nguy cơ hình thành các chất độc hại. Nếu cần tái sử dụng, thêm một ít dầu mới có chứa vitamin E để chống oxy hóa. 
  • Cân đối chất béo động vật và thực vật: Theo bác sĩ Lê Quang Hào, chế độ ăn uống hợp lý cần có tỷ lệ 50% chất béo động vật (mỡ, bơ, thịt động vật) và 50% chất béo thực vật (dầu ăn, cá, hạt, đậu phộng). 
  • Bổ sung mỡ lợn hợp lý vào bữa ăn: Mỡ lợn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, nhưng cần đảm bảo chế độ ăn đa dạng và phù hợp với lứa tuổi, kết hợp với các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác.

Việc duy trì chế độ ăn hợp lý và chế biến đúng cách là chìa khóa để tận dụng tốt các dưỡng chất từ mỡ lợn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để đảm bảo sức khỏe

Một số câu hỏi về mỡ heo 

Để hiểu rõ hơn về mỡ heo, hãy cùng Vĩnh Tân Foods khám phá thêm những câu hỏi dưới đây nhé! 

Dầu và mỡ khác nhau như thế nào? 

Dầu thực vật hay mỡ động vật đều là chất béo (Lipid) thuộc nhóm chất dinh dưỡng sinh năng lượng. Nhưng chúng có sự khác biệt về nguồn gốc, trạng thái và các đặc tính dinh dưỡng. 

Yếu tố 

Mỡ 

Dầu 

Nguồn gốc 

Động vật (mỡ lợn, mỡ bò,...) 

Thực vật (dầu ô liu, dầu dừa,...) 

Trạng thái 

Rắn hoặc bán rắn ở nhiệt độ phòng 

Lỏng ở nhiệt độ phòng 

Chất béo 

Chủ yếu là chất béo bão hòa 

Chủ yếu là chất béo không bão hòa 

Ứng dụng nấu ăn 

Chiên, xào, làm giòn thức ăn 

Chiên, nấu, làm salad 

Lợi ích sức khỏe 

Cung cấp năng lượng, cần hạn chế 

Có lợi cho tim mạch, giảm cholesterol xấu 

Nhiệt độ nấu ăn 

Chịu nhiệt cao, phù hợp chiên rán 

Phù hợp chiên ở nhiệt độ thấp, không dùng cho nhiệt độ quá cao 

Mỡ lợn phù hợp với lứa tuổi nào? 

Trẻ ăn mỡ lợn có tốt không? Việc sử dụng mỡ lợn với liều lượng hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi và giai đoạn phát triển sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe: 

  • Trẻ em dưới một tuổi: Chất béo chiếm 40-50% năng lượng khẩu phần ăn 
  • Trẻ 1 - 3 tuổi: Chất béo chiếm 35- 40% năng lượng khẩu phần ăn 
  • Trẻ đến 10 tuổi: Chất béo chiếm 30-35% năng lượng khẩu phần ăn 
  • Trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành: Chất béo chiếm 20-25% năng lượng khẩu phần ăn. 

Ăn mỡ lợn có tốt không? Nấu ăn với mỡ lợn có tốt cho sức khỏe không?   

Mỡ lợn có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh nếu được sử dụng điều độ, vì nó cung cấp các vitamin thiết yếu và hỗ trợ các chức năng cơ thể. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều mỡ lợn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tăng cholesterol và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Do đó, cần duy trì sự cân bằng trong chế độ ăn uống, kết hợp với các nguồn chất béo lành mạnh khác như dầu thực vật và các loại hạt. 

Không ăn mỡ lợn là đúng hay sai? 

Mỡ lợn không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra rối loạn lipid (mỡ máu), thực tế rối loạn lipid có những nguyên nhân hàng đầu là chế độ ăn uống không hợp lý, thừa chất, ít vận động. Vì vậy, việc không ăn mỡ lợn là hoàn toàn sai.  

Mỡ lợn khi được tiêu thụ một cách hợp lý, có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là khi cần năng lượng cho các hoạt động thể chất. Những chất béo trong mỡ lợn có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tế bào và hỗ trợ hấp thu vitamin A, D, E, K. Tuy nhiên, việc lạm dụng mỡ lợn và không cân bằng chế độ ăn uống có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là khi kết hợp với lối sống ít vận động. 

Chế độ ăn cân bằng, kết hợp giữa các nguồn chất béo thực vật và động vật, cùng với hoạt động thể chất thường xuyên, là chìa khóa để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mỡ máu. 

Mỡ lợn để tủ lạnh được bao lâu? 

Thời gian mỡ lợn để tủ lạnh phụ thuộc rất lớn vào cách chế biến, phương pháp bảo quản. 

  • Với mỡ lợn chưa chế biến: Có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng từ 1 – 3 tháng. 
  • Với mỡ lợn đã qua chế biến: Thời gian bảo quản sẽ lâu hơn so với mỡ lợn tươi, chưa qua xử lý, trung bình có thể dùng được trong khoảng từ 3 – 6 tháng trong tủ lạnh ở nhiệt độ < 4oC (40oF). 

Nên dùng mỡ lợn hay dầu ăn? 

Cả dầu và mỡ đều là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu chỉ sử dụng dầu thực vật mà hoàn toàn bỏ qua các loại mỡ động vật hoặc ngược lại sẽ gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng.  

Vì vậy, để duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cần cân bằng lượng dầu và mỡ cho bữa ăn hàng ngày. Các khuyến nghị từ những chuyên gia dinh dưỡng cho thấy: 

  • Người bình thường nên cân bằng cả dầu và mỡ, tỉ lệ phối hợp lí tưởng nhất giữa dầu thực vật và mỡ động vật trong bữa ăn là 50:50.  
  • Trẻ nhỏ dưới một tuổi nên ăn mỡ và dầu ở tỷ lệ 70:30.  
  • Trẻ em từ trên một tuổi ăn tỉ lệ mỡ và dầu tỷ lệ 50:50. 

Riêng đối với những người mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu,... thì không nên sử dụng mỡ heo vì dễ dẫn đến đột quỵ và ảnh hường xấu đến sức khỏe. 

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn mỡ heo là gì, lợi ích và các giá trị dinh sưỡng mà mỡ heo mang lại. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn có thêm các kiến thức về thịt để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình mình nhé! Đừng quên theo dõi Vĩnh Tân Foods để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về thực phẩm và chế độ ăn uống phù hợp! 

>> Xem thêm: Mỡ heo giá bao nhiêu? Mỡ heo mua ở đâu sạch và an toàn? 

 

Tags: mỡ heo